Chuẩn bị mâm cơm cúng ngày 30 Tết như thế nào để cả năm may mắn?

Chuẩn bị mâm cơm cúng ngày 30 Tết rất quan trọng. Mâm cơm đầy đủ, nghi thức cúng diễn ra suôn sẻ mang lại cho chúc ta sự khởi đầu may mắn.

Để hiểu sâu hơn về sự quan trọng của việc cúng tất niên và mâm cơm cúng ngày 30 Tết phải chuẩn bị như thế nào để bày tỏ sự kính trọng của mình.

mam-com-cung-tat-nien

1/ Cúng tất niên là gì?

Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một mốc đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm – 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới. Tất niên trong từ điển tiếng Anh còn có nghĩa là Before New Year’s Eve (Tết Nguyên Đán là Lunar New Year, Giao Thừa là New Year’s Eve, Tân Niên là The New Year).

Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới. Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, nó thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.

Tham khảo thêm cách làm dưa kiệu ngon

Trong ngày này, mọi người quây quần bên những món ăn, để cùng đón giao thừa, và mừng năm mới. Họ hưởng được bầu không khí thật êm đềm, ấm cúm và tràn ngập niềm vui sau một năm tất bật làm việc, chạy đua với thờ gian, vật lộn với cuộc sống. Đây cũng là 1 phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

Trong đời sống tâm linh của người Việt, sau 1 năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Lễ cúng Tất niên là 1 lễ truyền thống nhưng lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.

2/ Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

mam-com-cung-ong-tao

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • Cá chép sống

Xem ngay: Cách làm món lỗ tai heo ngâm chua ngọt

Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Thời gian, cách thức cúng ông Táo

Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo thường được cúng vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23.

Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.

Ngoài ra để đây đủ hương vị ngày Tết thì không thể nào bỏ qua các món ăn Tết truyền thống như thịt kho, củ kiệu và các cách làm mứt Tết ngon và độc đáo.

Chuẩn bị càng chu đáo không chỉ trong mâm cúng mà còn trong suốt mùa Tết thể hiện sự kính trọng của bạn với bề trên mà còn mang lại sự hứng khởi cho một năm mới.

 

Bình luận về bài viết này